Đặc điểm lan cẩm cù:
- Lan cẩm cù là cây dây leo, có thể dài tới 1-12m nếu điều kiện sinh trưởng tốt . Thân mềm, các đốt có rễ. Lá dày, hình bầu dục, đầu lá nhọn, gân bên không rõ, mọc đối.
- Hoa lan cẩm cù nở dạng chùm , hoa ra rất nhiều lần từ một vòi hoa, một chùm có thể có vài hoa tới cả trăm hoa tùy loại, hoa có hình ngôi sao 5 cánh nhỏ, nhụy hoa màu khác cánh hoa, nổi bật, hoa tự hình cầu nên còn gọi là lan cầu.
- Lan cẩm cù có nhiều loại với màu sắc khác nhau như hồng, trắng , đỏ, …có mùi thơm, tràng hoa tựa như hoa anh đào, xếp thành hình tán, nên còn gọi là lan anh đào.
- Lan cẩm cù cũng là một loài hoa tết và được ưa chuộng
- Cây lan cẩm cù có lá và hoa rất đặc thù, màu thanh nhã, hoa thơm nên rất được ưa chuộng. Cây được trồng trong chậu treo trang trí trong nhà, ngoài sân vườn, treo ban công, cửa sổ, trong các khu biệt thự, quán cafe,… vừa giúp tạo cảnh quan đẹp mắt, vừa giúp mang ý nghĩa phong thủy tốt.
- Đặc biệt cây lan cẩm cù còn có thể dùng làm thuốc chữa nhiều bệnh. Thường được dùng để trị: Viêm phổi nhẹ, viêm phế quản, Viêm não B, trẻ em sốt cao, Viêm kết mạc, sưng amygdal, Thấp khớp tạng khớp.
Cách chăm sóc lan cẩm cù:
- Cây cẩm cù ưa nhiệt độ cao, ẩm và nửa bóng, chịu rét và chịu hạn cao.Khi trồng cây cẩm cù ta chú ý điều chỉnh ánh sáng, nên để nơi có bóng râm. Mùa hè nhiệt độ cao cần bảo đảm độ ẩm cao mới sin trưởng tốt, cần phun nước lên lá.
- Hai tháng tưới nước phân N 1 lần.Nhân giống cây cẩm cù bằng cách giâm cành và chiết cây.
- Cẩm cù ít bị các loại sâu hại tấn công, sâu hại phổ biến là rệp sáp, rệp phấn trắng, rệp vàng. Khi cây bị nhiễm rệp, có thể dùng các loại thuốc đặc trị và phun thẳng lên lá theo nồng độ hướng dẫn.
- Cẩm cù cũng rất ít bị nhiễm bệnh, các bệnh thường gặp như nứt gốc, bị nấm làm đốm lá , cây chậm phát triển
- Để hạn chế và phòng bệnh cho cây nên dùng chất trồng sạch, tạo môi trường vệ sinh, thoáng mát giúp cây trồng không bị nhiễm các loại nấm bệnh.